Đánh giá Tạ An

Chân dung Tạ An

Hậu thế thường so sánh Tạ An với tể tướng nhà TốngVương An Thạch bởi hai người có rất nhiều nét giống nhau như cùng làm quan đến chức tể tướng, tên tự của Tạ An trùng với húy của Vương... Vương An Thạch về sang ẩn cư ở Kim Lăng đã có lần đến nơi ở của Tạ An lúc sinh thời và bày tỏ niềm khâm phục đối với ông.

Nhà thơ Lý Bạch thời nhà Đường có thơ khen Tạ An

Tam xuyên bắc lỗ loạn như ma/Tứ hải nam bôn tự Vĩnh Gia/Đãn dụng đông sơn Tạ An Thạch/Vi quân đàm tiếu tĩnh hồ sa

Ngoài ra còn có nhiều bậc danh nhân khác cũng đánh giá cao Tạ An như Tô Thức, Trần Lượng đời Tống, Vương Phu Chi đời nhà Minh,... Dân gian từ đó đến nay thường gọi Tạ An với những danh xưng kính trọng như Tạ Thiên tuế, Tạ Thánh vương, Tạ vương công, Tạ lão nguyên suất, Quảng Huệ thánh vương, Quảng Huệ tôn vương, Quảng Ứng thánh vương, Quảng Ứng tôn vương, Hiển tế linh vương... Thời Đường, tướng Trần Nguyên Quang dẫn quân tiến đến vùng Chương Châu, thăm đất hương hỏa của Tạ An đã tôn ông làm Quảng Huệ vương[42]. Từ đó, danh xưng Quảng Huệ vương trở nên nổi tiếng và nhiều người truyền tụng từ vùng Chương Châu đến Phúc Kiến, Nam Dương và cả đảo Đài Loan. Nhiều nơi ở các vùng đất này đã lập miếu thờ cho ông và tôn sùng như một vị thần.

Liên quan